2013/06/11

TẾT SÂU BỌ -5-5 ÂM LỊCH

Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ăn bánh tro trong dịp Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) là phong tục tập quán của người Việt ở hai miền Nam Bắc. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung rất nhiều người ở các vùng miền khác nhau trong cả nước do đó bánh tro là loại bánh được mua và ăn nhiều nhất trong ngày Tết giết sâu bọ này.
Tại sao phải ăn bánh tro trong ngày Tết Đoan Ngọ?
Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ của nhiều vùng miền ở Việt Nam từ thời xa xưa. Bánh tro có nhiều tên gọi khác nhau như bánh gio hay bánh âm. Được gọi là bánh tro bởi vì nước để ngâm gạo làm bánh là từ nước ngâm từ tro bếp (tro bếp là phần còn lại của củi các loại cây khô hay rơm). Gọi là bánh âm vì nó có đặc tính tư âm, bổ âm, do chứa toàn nguyên vật liệu có tính âm.
TẾT SÂU BỌ -5-5 ÂM LỊCH

Bánh Tro trở thành ngon ăn truyền thống của người Việt trong ngày Tết Đoan Ngọ
Bánh tro có vị nhạt, không thịt mỡ, tính mát (vì khi vớt ra ngâm một lúc trong nước nên ăn có cảm giác mát lạnh) ăn dễ tiêu, thích hợp nhất với người già yếu, trẻ em, có chứng bệnh nóng sốt liên tục (âm hư), những trường hợp dương thịnh gây âm hư như vào mùa hè đặc biệt là vào những ngày đầu thánh 5 âm lịch thường gây ôn dịch thương âm.

Vào dịp Tết Đoan Ngọ nó sẽ phát huy cao độ những biểu hiện trên, một phần vào những ngày Tết Đoan Ngọ con người thường ăn uống nhiều thứ béo, thực phẩm nóng, khó tiêu. Nhưng khi ăn nhiều bánh tro vào sẽ thanh lọc lợi tiểu, làm đi những độc tố gây nguy hại đến cơ góp phần chữa một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, bệnh gút, sỏi thận....và còn bảo vệ sức khỏe những ngày sau đó. Chính vì thế trong ngày Tết Đoan Ngọ cần phải ăn bánh tro.
Bánh tro bán đắt như tôm tươi vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, cứ vào buổi sáng sớm ngày 5/5 âm lịch không khí ở các chợ dường trở nên đông đúc và nhộn nhịp hơn. Bởi vì vào ngày này là ngày Tết Nguyên Đán nên mỗi gia đình đều đi chợ mua bông, hoa quả, giấy tiền vàng bạc về cúng. Nhưng mặt hàng được các bà nội trợ quan tâm nhiều nhất vẫn là bánh tro và cơm rượu.

TẾT SÂU BỌ -5-5 ÂM LỊCH
Vào những ngày thường thì hai mặt hàng này được bán rất ít nhưng khi đến Tết Đoan Ngọ thì lại được bày bán khắp nơi trong các sạp ở chợ. Hàng ngàn chiếc bánh được treo lủng lẳng hay chất thành đống như một ngọn núi được các bà nội trợ chọn mua và bỏ vào giỏ.Tiếng rao bán bánh tro với giá rẻ và ngon xuất hiện khắp khu chợ. Đi đến đâu trong chợ người đi chợ cũng thấy bánh tro. Bánh tro dường như trở thành tâm điểm loại bánh được nhiều người để ý và chọn mùa trong ngày lễ này.

TẾT SÂU BỌ -5-5 ÂM LỊCH
Nhiều người ăn bánh Tro và cơm nếp rượu thay cho bữa ăn sáng vào ngày tết giết sâu bọ
Nhiều người mua bánh tro về để cúng sau đó rồi mới ăn nhưng cũng rất nhiều bà mẹ mua bánh tro về để làm quà ăn sáng cho con. Theo họ ăn bánh tro trong ngày này rất là tốt chính vì thế nhiều người chuyển ăn sáng như phở, hủ tiếu, bánh mì hay bánh trưng sang ăn bánh tro. Do nhu cầu mua rất đông giá lại rẻ chỉ từ 10.000đ – 15.000đ một chục nên mặt hàng này nhanh chóng được bán hết chỉ trong thời gian ngắn. Thậm chí nhiều nơi, nhiều gánh hàng không còn bánh để bán.


Một điều đặc biệt là bánh tro bán theo chùm, cứ một chùm là mười cái. Tuy mỗi lần mua rất nhiều cái nhưng món ăn truyền thống trong ngày giết sâu bọ này lại được nhiều người ưa chuộng. Có thể nói bánh tro là loại thức ăn bán chạy nhất trong ngày này đặc biệt là vào lúc sáng sớm.
Nhưng việc làm ra bánh tro này hết sức công phu và tốn nhiều thời gian đòi hỏi phải khéo tay còn không có kinh nghiệm sẽ rất khó làm thành một cái bánh tro ngon được. Giai đoạn đầu tiên là dùng tro nguội, đem sàng và lấy phần tro mịn hòa với nước cho tan và để lắng. Chắt lấy phần nước trong đem ngâm gạo nếp trước 1 ngày. Không nên ngâm gạo quá lâu, khi đó bánh sẽ bị nồng. Trước khi vớt gạo gói bánh cần phải xả với nước thật sạch và để ráo.
Để gói bánh, cuốn một đầu lá thành hình phễu, múc 1 ít nếp đổ vào. Sau đó tiếp tục gấp hết phần còn lại của lá chung quanh khối hình phễu thành một khối tam giác cho thật kín. Dùng dây chuối hoặc dây rứa cột lại thành một hình chữ thập cho chắc. Sau khi gói bánh xong thì cho vào nồi luộc. Khi bánh chín thì vớt ra ngâm vào thau nước lạnh một lúc để bánh mau nguội, sau đó treo lên sàn cho bánh mau khô lá.

TẾT SÂU BỌ -5-5 ÂM LỊCH
Do bánh tro được làm từ gạo ngâm nước tro nên ăn rất nhạt
Khi ăn cần chấm thêm đường cát hay mật ong thực khách sẽ cảm thấy rất thơm ngon.
Tết Đoan Ngọ là một trong những Tết cổ truyền của người Việt Nam từ thời xa xưa. Tết Đoan ngọ ở Việt Nam còn được gọi là "Tết giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Cơm nếp rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong ngày 5/5 âm lịch
Theo phong tục truyền thống của người Việt ngoài việc ăn bánh tro trong ngày Tết giết sâu bọ để bảo vệ sức khỏe người ta còn ăn cơm rượu, chè đậu đen và các loại hoa quả trái cây ngon vào dịp đầu mùa. Ngoài ra mỗi gia đình còn mua bông và giấy tiền vàng bạc về cúng như mong muốn một năm với mùa màng thuận lợi, đồng lúa xanh tươi không bị sâu bọ phá hoại.

SƯU TẦM



Bài viết của cùng thư mục(Life
Triển lãm Anime, mange
Triển lãm Anime, mange(2014-03-03 13:18)

Phố đêm
Phố đêm(2014-01-28 10:19)

Gian hàng tết
Gian hàng tết(2014-01-28 10:16)

Chợ đêm
Chợ đêm(2014-01-27 11:01)

Gian hàng tết
Gian hàng tết(2014-01-26 09:06)

Posted by neko at 15:09│Comments(0)Life
Vui lòng nhập chính xác dòng chữ ghi trong ảnh
 
<Chú ý>
Nội dung đã được công khai, chỉ có chủ blog mới có thể xóa