2013/08/02

Văn hóa giao thông Việt Nam

★ Bên cạnh những người luôn chấp hành đúng luật giao thông, thì ngày càng thấy nhiều người VN thiếu ý thức khi tham gia giao thông, ngay cả những người được cho là trí thức, ăn mặc đẹp cũng tỏ ra thiếu văn hóa. Điển hình như:

★ Con đường Nguyễn Kiệm - hướng ra thành phố – sáng nào cũng kẹt xe. Không phải kẹt xe vì nhiều người tham gia giao thông mà kẹt xe vì chính những người vô ý thức chạy ngược đường để băng qua ngõ tắt dẫn ra đường Nguyễn Thái Sơn. Một luồng xe lớn hướng vào con đường, bỗng có một luồng xe khác chạy ngang thử hỏi sao không gây kẹt. Tuy nhiên, ngày nào có cảnh sát giao thông đứng ở đầu ngõ thì không hề kẹt xe. Thử hỏi ý thức của người tham gia giao thông là đâu?

★ Nói về loại xe 4 bánh, chẳng hạn như xe tải, xe bus, xe hơi…Chắc nghĩ là xe lớn, các xe nhỏ phải sợ, nên ngang nhiên chạy. Giữa bùng binh, có lần mình đang chạy bình thường, thì có xe tải vượt lên giành đường với các xe máy, mà lơ xe còn chui ra khỏi cửa sổ và nói: coi chừng chết nhá !!! Thử hỏi nếu đâm chết, hay quẹt phải một người nào đó thì sao? Bỏ chạy ư?

★ Hay trời mưa đường đầy nước mà các bác 4 bánh cứ bon bon chui vào các vũng nước để té lên các bác 2 bánh như dằn mặt: tao lớn tao có quyền.

★ Hay nếu bạn để ý thì chắc sẽ thấy kiểu: người đi bộ phải né xe đạp, xe đạp nhường xe máy, xe máy tuy không bằng lòng nhưng cũng phải nể xe hơi (vì quẹt phải các bác ấy thì các bác ấy đổi lỗi bắt đền là chỉ có khóc), xe hơi thì khiếp sợ xe bus, xe tải …cái này ví như chuỗi thức ăn trong thiên nhiên nhỉ (con lớn ăn con bé , suy ra người đi bộ phải né tất cả)

Văn hóa giao thông Việt Nam

★ Nói qua Nhật bản, hoàn toàn ngược lại. Từ hồi xưa mình đã được dạy, giao thông bên Nhật, khi có sự cố, không biết ai đúng ai sai, cứ xe lớn phải xin lỗi trước. Đúng như vậy, những làn đường dành cho người đi bộ, dù có đèn giao thông, nhưng khi người đi bộ còn đi thì xe luôn đứng chờ. Dĩ nhiên người đi bộ luôn tuân thủ đèn giao thông,xe lớn phải chờ có chăng chỉ là các cụ già, hay em bé qua không kịp mà thôi.

★ Nói tới đèn giao thông:
Từ nhỏ chúng ta đã được dạy, xanh: đi, đỏ: ngừng, vàng: giảm tốc độ. Nhưng mình thấy ngược lại: Xanh đi là đúng, đỏ hả thích thì ngừng, vàng tăng tốc chạy lẹ không thì sang đèn đỏ mất. Còn có cái hay là, chẳng hạn các bác bên hướng có đèn vàng giả sử còn 3s, các bác tăng tốc đua cho khỏi đèn đỏ, các bác bên hướng đèn đỏ, giả sử đang đếm ngược 3s để nhảy qua đèn xanh, thì cũng rồ ga chạy trước, thế là hai bên lại vướng nhau ở giao lộ, nhìn nhau lườm liếc vì anh chạy sai, tôi chạy đúng…

Văn hóa giao thông Việt Nam

★ Có lần mình dẫn khách nhật đi Vũng Tàu, ngồi trên xe các bác ấy cứ liên tục nói: giao thông VN không có luật, hay, nguy hiểm quá…hay trời ơi, qua đường mà sao không đi lên đường giành cho người đi bộ. Dạ thưa: giao thông VN có luật chứ, nhưng chỉ khi có cảnh sát giao thông thì luật mới được thực thi đúng, mà nhiều khi chạy đàng hoàng cũng bị bắt, cảnh sát vẽ luật ra thì cũng chỉ biết câm nín đóng tiền phạt thôi. Cho nên luật VN chỉ là học xong cho lấy được cái bằng lái xe là xong. Giao thông VN nguy hiểm ư? Dạ đúng, nhưng dân VN quen rồi, còn vụ băng qua đường ư? Nếu đi tìm cái đường cho người đi bộ thì băng đại qua chẳng phải nhanh về đích hơn sao?

★ Nói thiệt ở bên nước các bác, chạy vô đường cao tốc là 80km/h mà các bác ấy còn không sợ bằng chạy 40km/h…

★ Chuyện khác, trên các mặt báo cứ ghi nhản nhản các bài như: xe tải A lật, xe container gây tai nạn, thử hỏi bao giờ tình trạng này mới thuyên giảm để người dân an tâm khi tham gia giao thông.
Nói chung còn vô số vấn đề về giao thông mà VN cần giải quyết.
Bao giờ VN mới thay đổi được cục diện trên mọi lĩnh vực thì mới phát triển được.



Bài viết của cùng thư mục(Miscellaneous
Kỉ niệm
Kỉ niệm(2014-02-06 11:15)

Winner of Dec Contest
Winner of Dec Contest(2014-01-14 16:26)

Offline 12.1
Offline 12.1(2014-01-13 10:28)

Pavillion
Pavillion(2014-01-06 13:00)

Cảm động
Cảm động(2013-11-12 14:19)

Offline 27-10
Offline 27-10(2013-10-28 12:33)

Vui lòng nhập chính xác dòng chữ ghi trong ảnh
 
<Chú ý>
Nội dung đã được công khai, chỉ có chủ blog mới có thể xóa